×

Thành Long tiết l.ộ cảnh không dám đóng, nhờ diễn viên đóng thế và món quà hậu tạ c.ực kh.ủng

Thành Long, biểu tượng của làng giải trí và điện ảnh Trung Hoa và thế giới, ông đã góp mặt trong vô số tác phẩm kinh điển và trở thành “ông vua phim hành động”. Với sự nghiệp lẫy lừng, đến nay Thành Long vẫn tiếp tục đóng góp cho ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc.

Nổi tiếng với những cảnh hành động nguy hiểm và kỹ thuật võ thuật thượng thừa, Thành Long không ngần ngại tham gia những cảnh quay mạo hiểm trong các bộ phim của mình. Tuy nhiên, có một cảnh trong sự nghiệp của ông mà ông đã chọn để người đóng thế thực hiện. Đây là đoạn cảnh trong phim đòi hỏi kỹ năng lái xe đua siêu hạng, một lĩnh vực mà Thành Long không tự tin vào khả năng của mình.

Đó là trong bộ phim “Đại náo phố Bronx” quay năm 1995, Thành Long đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế. Nguyên nhân là trong phim này có một số lượng lớn cảnh quay rượt đuổi xe cộ, đòi hỏi diễn viên phải có kỹ năng điều khiển ô tô siêu việt.

Ở thời điểm đó, Thành Long có muốn tập luyện cũng không thể kịp với tiến độ quay phim, do đó ông đành chấp nhận nhờ một người đóng thế có tên là Tăng Phàm Nhân, một tay đua xe có tiếng lúc bấy giờ “thế thân”. Nhờ Tăng Phàm Nhân, bộ phim cuối cùng cũng diễn ra suôn sẻ.

Sau khi hoàn thành cảnh quay, Thành Long đã không ngần ngại thể hiện lòng biết ơn bằng cách tặng Tăng Phàm Nhân một chiếc đồng hồ Ferrari sang trọng. Đây không chỉ là biểu thị của sự tôn trọng mà Thành Long dành cho người đóng thế, mà còn là một cách để ông chứng minh sự đánh giá cao đối với đội ngũ làm phim và những người đã đóng góp vào thành công của bộ phim.

Câu chuyện về cảnh quay đặc biệt này không chỉ là một điều lạ lẫm trong sự nghiệp của Thành Long mà còn là một minh chứng cho tầm quan trọng của đội ngũ đóng thế trong ngành công nghiệp điện ảnh, nơi mà an toàn và hiệu suất là yếu tố quyết định đến thành công của mỗi tác phẩm điện ảnh.

Như vậy, câu chuyện về đoạn cảnh mà Thành Long không dám đóng, nhường chỗ cho đóng thế và sau đó tặng đồng hồ hiệu cho người thực hiện thực sự là một chi tiết thú vị trong hành trình nghệ thuật và sự nghiệp của ngôi sao điện ảnh lừng danh này.

Nổi tiếng sau một đêm, người kế nhiệm Thành Long giờ ra sao?

Người kế nhiệm Thành Long

Năm 1982, bộ phim Hong Kong Ninja in the Dragon’s Den với sự tham gia của nam diễn viên Lý Nguyên Bá (Conan Lee) gây tiếng vang và đạt thành tích phòng vé ấn tượng. Chỉ riêng thị trường Nhật Bản, phim thu về 25 triệu USD. Tổng doanh thu toàn cầu đạt 100 triệu USD.

Thành công của phim giúp Lý Nguyên Bá nổi tiếng chỉ sau một đêm. Khi đó, ông không chỉ có kung fu tuyệt vời mà khuôn mặt và hình thể rất giống Thành Long. Vì vậy, ông được ca ngợi là người kế nhiệm Thành Long và kỳ vọng đột phá trên thị trường quốc tế.
Lý Nguyên Bá (áo sáng màu) nổi tiếng chỉ với một bộ phim.
Lý Nguyên Bá sinh ra ở Hong Kong, Trung Quốc nhưng lớn lên ở New York, Mỹ. Ông được huấn luyện các phương pháp tự vệ của cha từ nhỏ, sau đó khám phá thêm nhiều loại võ thuật của cả Trung Quốc lẫn phương Tây, gồm: quyền Anh, kung fu, Taekwondo và karate. Ông vận dụng tốt phong cách võ thuật Bắc Thiếu Lâm và Vịnh Xuân quyền, từ đó tạo ra chiêu thức riêng gọi là Realistic Fist (tạm dịch: nắm đấm thực tế).

Theo truyền thông Hong Kong (Trung Quốc), trong lúc sự nghiệp đang lên như diều gặp gió, tài tử sinh năm 1959 muốn đến Đài Loan, Trung Quốc để phát triển độc lập. Điều này khiến ông nảy sinh mâu thuẫn với nhà sản xuất Ninja in the Dragon’s Den Ngô Tư Viễn. Cuối cùng, mối quan hệ giữa họ kết thúc trong không vui. Ngô Tư Viễn không bao giờ mời Lý Nguyên Bá đóng phim nữa.

Năm 1988, Lý Nguyên Bá quay xong bộ phim thứ hai là Lão hổ xuất soa. Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng ban đầu, sự nghiệp diễn xuất của ông ở Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) dần ảm đạm.

Trong cuộc trò chuyện trên truyền hình Hong Kong (Trung Quốc) vào nửa cuối tháng 12, Ngô Tư Viễn lần đầu chia sẻ về mối bất hòa với Lý Nguyên Bá khoảng 4 thập kỷ trước. Đạo diễn nổi tiếng tuyên bố Lý Nguyên Bá là kẻ vô ơn, sau khi có được danh tiếng lập tức quên mất người nâng đỡ mình.

“Thật ra hồi đó tôi rất tham vọng. Tôi muốn đào tạo một Thành Long thứ hai – người có thể nói được tiếng Anh. Trong bữa tiệc của một người bạn, người đó đưa cậu ta (Lý Nguyên Bá) đến gặp tôi vì cậu ta lớn lên ở nước ngoài. Lúc đó, cậu ta giỏi tiếng Anh. Dù không có kỹ năng gì, tôi nghĩ mình có thể đào tạo được. Do đó, tôi hỏi cậu ta có hứng thú với việc đóng phim không. Cậu ta đồng ý nên chúng tôi bắt đầu làm việc cùng nhau”, ông kể về cơ duyên với Lý Nguyên Bá.

Lý Nguyên Bá ký hợp đồng dài hạn với công ty của Ngô Tư Viễn. Thành công vang dội của Ninja in the Dragon’s Den giúp nhà sản xuất củng cố niềm tin tạo ra được huyền thoại mới cho phim võ thuật Hong Kong.
Nhà sản xuất Ngô Tư Viễn muốn Lý Nguyên Bá trở thành người kế nhiệm Thành Long. Ảnh: HK01.
Kẻ vô ơn bị “phong sát’

Ngô Tư Viễn không ngờ nổi tiếng quá nhanh thực chất là con dao hai lưỡi. Lý Nguyên Bá được nhiều nhà làm phim săn đón với những mức cát-xê chào mời hấp dẫn. Nam diễn viên hào hứng kể cho ông chủ và tỏ ý muốn đến Đài Loan (Trung Quốc) đóng phim. Tuy nhiên, Ngô Tư Viễn lúc này đang muốn thừa thắng xông lên, chuẩn bị sắp xếp cho Lý Nguyên Bá đóng bộ phim thứ hai.

Dù có chút lấn cấn, ông tìm cách thuyết phục Lý Nguyên Bá: “Tôi bảo cậu ta yên tâm, sau khi quay xong bộ phim thứ hai, tôi sẽ cho cậu ta kiếm tiền từ bộ phim thứ ba. Theo hợp đồng, tôi không được làm vậy, nhưng tôi vẫn để cậu ta đi. Tôi trấn an và bảo cậu ta bình tĩnh quay xong bộ phim thứ hai”.

Tưởng mọi chuyện đã xong, Ngô Tư Viễn sắp xếp cho Lý Nguyên Bá xuất hiện trong chương trình Enjoy Yourself Tonight của TVB, cũng hẹn người phỏng vấn nam diễn viên. Chưa dừng lại ở đó, ông chi 80.000 nhân dân tệ (hơn 11.200 USD theo mệnh giá hiện hành) mua cho Lý Nguyên Bá bảng quảng cáo đặc biệt nhằm tăng độ nhận diện. Tuy nhiên, bao công sức của nhà sản xuất sinh năm 1944 tưởng chừng “đổ sông đổ bể” chỉ với một lời từ chối từ người mà ông hết lòng nâng đỡ.

“Lúc đó, tôi vô cùng thất vọng về con người đó. Tôi làm mọi thứ vì cậu ta, tại sao cậu ta lại làm như vậy? Tôi nói với cậu ta rằng lương bộ phim đầu tiên là 200.000 tệ (hơn 28.000 USD ngày nay), lương bộ phim thứ hai tăng lên 500.000 tệ (70.000 USD). Bạn biết cậu ta nói gì không? Cậu ta nói bản thân đáng giá 1 triệu tệ (140.000 USD). Tôi hứa nếu bộ phim mới thành công, tôi sẽ trả cho cậu ta mức cát-xê đó ở phần 3. Cậu ta lưỡng lự nhưng cuối cùng vẫn bị thuyết phục tham gia chương trình”, ông kể.
Ông Ngô Tư Viễn thất vọng vì Lý Nguyên Bá bị mờ mắt bởi đồng tiền. Ảnh: HK01.
Câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Trên chương trình, Ngô Tư Viễn nhắc đến chuyện bị hành hung ở Đài Loan (Trung Quốc) đến mức sắp không qua khỏi.

Nhà sản xuất ra giá 1 triệu tệ mời Lý Nguyên Bá hợp tác vốn có bối cảnh trong thế giới ngầm. Khi nghe Lý Nguyên Bá phản hồi Ngô Tư Viễn không cho phép nam diễn viên đóng phim khác, người này đã thuê xã hội đen dạy cho ông Ngô một bài học.

“Đêm đó, tôi còn nhớ phải vội về xem World Cup vì có trận chung kết. Vừa bước ra khỏi cổng khách sạn, có 7-8 người lao tới, đấm đá tôi tàn nhẫn đến mức kính mắt văng ra khỏi mặt, người ngã xuống đất. Một số bạn bè xung quanh muốn giúp đỡ nhưng kẻ tấn công rút dao hăm dọa nên tôi bị đánh như vậy trong vài phút. Sau đó, một người bạn giúp tôi đến đồn công an báo án rồi vào bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị chấn động não và dặn đêm không được ngủ, cố giữ tỉnh táo. Nửa đêm, tôi bỗng nhiên cảm thấy buồn nôn. Tôi biết nếu nôn ra có thể nguy hiểm đến tính mạng nên tự nhủ mình phải chịu đựng. Cuối cùng, tôi vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất và trở về từ bờ vực cái chết. Cho nên, bạn nói xem, tôi nâng đỡ một diễn viên có gì sai? Điều đó gần như không bao giờ có thể là lý do bị mất mạng được. Sau những chuyện đã xảy ra, tôi không còn thuê Lý Nguyên Bá đóng phim nữa. Toàn bộ ngành điện ảnh Hong Kong cũng cảm thấy không nên trọng dụng người này nữa”, Ngô Tư Viễn chia sẻ.

Sau khi bị showbiz xứ Cảng Thơm phong sát, Lý Nguyên Bá chủ yếu tham gia các bộ phim ở Mỹ như MacGyver, Armed Response, New York Cop, Aces Go Places V: The Terracotta Hit, First Strike, Lethal Weapon 4… nhưng không để lại dấu ấn gì nhiều.

Vào những năm 1990, ông ngừng diễn xuất do sức khỏe của mẹ ruột không tốt. Năm 2009, Lý Nguyên Bá xuất hiện chớp nhoáng trong loạt phim tội phạm nổi tiếng Numb3rs của Mỹ. Ông cũng lồng tiếng cho một số nhân vật trong trò chơi điện tử Sleeping Dogs năm 2012.
Bị showbiz Hong Kong phong sát, Lý Nguyên Bá (áo đen) không còn giữ được hào quang năm nào. Ảnh: HK01.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinchoban.com - © 2025 News