Trong Tây Du Ký, Đường Tăng có lẽ là nhân vật được nhắc đến nhiều không kém so với Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, vì thời lượng phim có hạn, cùng những thay đổi trong lúc viết kịch bản phim mà nhân vật Đường Tăng trên màn ảnh vẫn chưa thực sự sát với nguyên tác.
Đường Tăng xuất thân là cô nhi, được một sư thầy vớt được trên sông nên đặt tên là Trần Giang Lưu (đứa trẻ họ Trần trôi trên sông). Sau này, vua Đường vì yêu mến, kính trọng con người ông mà ban cho cái tên Đường Tam Tạng, tin tưởng giao cho trọng trách đi Tây Trúc thỉnh kinh.
Người ta vẫn thường ca ngợi Đường Tăng là người không dính bụi trần, tấm lòng thiện lương sáng như gương. Tuy nhiên trên thực tế, ông lại là người có tính cách nhu nhược, kém minh mẫn và tư tưởng không nhất quán. Cụ thể, Đường Tăng nhiều lần không tin tưởng Tôn Ngộ Không, dẫn đến hậu quả bị yêu quái bắt đi, suýt mất mạng. Không chỉ vậy, vì muốn đồ đệ nghe lời mình, Đường Tăng sẵn sàng cùng Quan Âm “lừa” Tôn Ngộ Không đeo vòng kim cô, hễ trái ý sẽ niệm chú khiến y đau đớn đến mức phải phục tùng. Hành động này của Đường Tăng hoàn toàn không phù hợp với cách thức cảm hóa từ tâm trong Phật pháp.
Ngoài ra, Đường Tăng còn cùng 3 đồ đệ của mình “diễn” cảnh phải lòng nữ chúa Tây Lương. Trong nguyên tác, trích đoạn chương 55 có đoạn:
– Thiệt bốn thầy trò là phật La Hán nên đằng vân bay lên trời.
Các nữ quan tâu rằng:
– Ðường ngự đệ là hòa thượng gần thành, ba người học trò cũng vậy. Bởi chúng tôi có mắt không tròng, ngỡ là trai Trung Hoa, nên lo nhiều việc mất công. Nay Phật rước rồi, xin bệ hạ lui về cung điện.
Nữ vương hổ thẹn lên xe các quan đồng hộ giá trở lại”.
Rõ ràng Đường Tăng không hề động tâm với Tây Lương nữ vương. Tuy nhiên, vì thiếu sự nhẫn nại trong việc thuyết phục đối phương mà sẵn sàng cùng đồ đệ “lừa” người. Từ những điều trên, khó có thể nói “tâm” của Đường Tăng “không vương bụi trần” được!
Không phải lời nói bâng quơ, câu nói ‘Một con chó không thể nuôi quá 10 năm’ của các cụ ngày xưa ẩn chứa bài học sâu sắc cho con cháu.