3 ngày nữa metro Nhổn – ga Hà Nội bắt đầu hoạt động chính thức đoạn trên cao nhưng nhiều nhà ga vẫn trong cảnh nhếch nhác, bụi bẩn, nước mưa đọng lênh láng.
Mới đây, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện và thống nhất đưa tuyến trên cao của metro Nhổn – ga Hà Nội vào vận hành thương mại từ ngày 9/8.
Ngày 5/8, ghi nhận dọc dự án, một số đoàn tàu liên tục chạy thử từ depot Nhổn tới ga Cầu Giấy.
Cảnh quan vẫn khá bừa bộn, bụi bặm, vắng bóng công nhân làm việc. Lối đi trong một số ga đã được lắp đặt camera giám sát an ninh.
Nhìn vào thực tế này, ít người dám tin chỉ 3 ngày nữa dự án sẽ hoạt động.Dù chiều 5/8 trời nắng, tại ga Nhổn, nước mưa vẫn đọng lại từ nhiều ngày trước.Hiện tại 8 nhà ga trên cao và depot Nhổn đã được công nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.Tại ga S8 – Cầu Giấy (ga cuối của đoạn trên cao) chiều 5/8, lối lên xuống có nhiều rác thải; thang máy, thang cuốn được phủ bạt che chắn bụi.Sau nhiều năm chậm tiến độ, các thiết bị và vật liệu được lắp đặt ở các ga không còn mới, thậm chí hoen ố.
Bên trong khu nhà xưởng, công nhân đang hoàn thiện vỉa hè, lòng đường.Dự án sửa dụng đường sắt khổ đôi 1.435mm; ray/ghi tiêu chuẩn châu Âu UIC 60 hoặc tương đương. Đầu máy toa xe là loại kích thước trung bình – loại xe B (tiêu chuẩn châu Âu) chiều rộng 2,7m, còn chiều dài đoàn tàu là 78,3m (4 toa).Hiện tại, đoạn giảm độ cao để xuống đi ngầm ngay bên cạnh hồ Thủ Lệ vẫn đang ngổn ngang vật liệu xây dựng.Bên trong ga Nhổn được phóng viên ghi nhận cách đây gần 1 tháng thì khá sạch sẽ.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5km (8,5km đi trên cao và khoảng 4km đi ngầm).
Lộ trình: điểm đầu Nhổn – theo quốc lộ 32 – Cầu Diễn – Mai Dịch – nút giao với đường vành đai 3 – Cầu Giấy (nút giao với đường vành đai 2) – Kim Mã – Cát Linh – Quốc Tử Giám – điểm cuối Ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội).
Dự án được khởi công từ tháng 9/2010 với dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Sau nhiều lần lùi tiến độ, mốc mới để vận hành toàn tuyến dự kiến là năm 2027. Công trình có tổng mức đầu tư ban đầu là 18.000 tỷ đồng nhưng sau đó đội lên gần gấp đôi (hơn 34.500 tỷ đồng).